Tin sự kiện

FECON luôn theo đuổi sự khác biệt

  • 18.06.2012
  • |
  • 8687 (Lượt xem)
8 năm ở vai trò điều hành doanh nghiệp có thể chưa đủ dài để xếp Phạm Việt Khoa vào lớp doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, nhưng nếu nhìn những gì CTCP Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đạt được, mọi người ít nhiều thán phục tài cầm lái của anh. Anh cho biết, chính sự khác biệt đã giúp FECON sớm tìm được chỗ đứng.
 TGD
Không từ chối việc nhỏ
FECON đã kinh doanh tốt bất chấp kinh tế khó khăn? Kinh tế khó khăn không phải không tác động đến hoạt động kinh doanh của FECON. Nhưng vì chúng tôi đã dự liệu và tìm cho mình con đường có sự khác biệt nhất định, nên kết quả kinh doanh đảm bảo. Anh có thể nói rõ con đường “có sự khác biệt” mà FECON đã chọn? Ngay từ đầu, chúng tôi đã chọn cho mình phạm vi hoạt động khá đặc thù, đó là chuyên về kỹ thuật nền móng công trình. Đây là công đoạn mà bất cứ công trình nào cũng phải thực hiện, nhưng số đơn vị trong nước tạo được uy tín trong lĩnh vực này chưa nhiều. Vì thế, chỉ cần làm tốt, thì dù ra đời sau, FECON vẫn có thể tạo được chỗ đứng. Chúng tôi cũng xác định, không thực hiện đơn lẻ từng sản phẩm hay dịch vụ như đa số đơn vị đang làm, mà chọn cách thức triển khai gói giải pháp tổng thể cho nền và móng, từ khâu khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản xuất đến thi công, quan trắc, bảo trì nền và móng… Cách làm này không chỉ giúp FECON tăng doanh thu, mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí. Nhưng để làm trọn gói mảng kỹ thuật nền móng, đòi hỏi FECON phải có thực lực mạnh cả về tài chính, công nghệ lẫn chất xám? Ban đầu, FECON chỉ là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, người ít và non kém. Nhưng chúng tôi đã nghĩ cách để giúp mình “lớn” nhanh nhất có thể. Một mặt, ở mỗi dự án, chúng tôi không làm một mình, mà kết hợp cùng đối tác ngoại như Nhật Bản, Hà Lan. Chúng tôi không từ chối việc nhỏ hay việc phụ, mà đều làm hết sức nghiêm túc. Từ đây, FECON tạo được uy tín với đối tác và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, chúng tôi tăng cường kêu gọi đầu tư. Tốc độ tăng tài sản ở FECON thời gian qua phần lớn là do mua sắm máy móc, công nghệ. Đến nay, FECON có thể tự hào là doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường cọc bê tông ly tâm phía Bắc và không có đối thủ trong xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không trên toàn quốc. Nhiều đối thủ của FECON có thể cũng có hoạt động tương tự và cạnh tranh trực tiếp với FECON. Anh sẽ làm gì để khách hàng vẫn chọn FECON? Trong cơ chế thị trường, phải chấp nhận môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay. Chúng tôi đã cạnh tranh bằng sự khác biệt và sẽ tiếp tục tạo những khác biệt về sản phẩm, gói giải pháp, dịch vụ để củng cố vị trí và phát triển mạnh hơn. Nhắm tới công trình ngầm Có phải mục tiêu tương lai của FECON không chỉ dừng ở kỹ thuật nền móng, mà còn hướng tới lĩnh vực công trình ngầm? Chúng tôi tự thấy mình có những điều kiện để có thể tham gia lĩnh vực công trình ngầm, như có đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm về đất yếu, có chuyên môn về địa kỹ thuật, về nền móng công trình. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải chuẩn bị thêm về vốn, chuyên môn và các mối quan hệ. Dự kiến năm 2015, FECON sẽ bắt đầu triển khai lĩnh vực công trình ngầm. Khi triển khai cả mảng công trình ngầm, kinh doanh của FECON sẽ thay đổi ra sao? Đây là lĩnh vực không chỉ giúp gia tăng doanh thu, mà còn giúp tăng tỷ suất lợi nhuận của FECON. Mức tăng doanh thu thấp nhất mà chúng tôi dự tính, nếu thêm mảng công trình ngầm, là gấp đôi hiện nay. Lĩnh vực hấp dẫn chắc sẽ có nhiều đơn vị muốn tham gia? Đúng vậy, nhưng đây là lĩnh vực rất khó và hàm chứa nhiều rủi ro. Hơn nữa, ngoài điều kiện cần là năng lực đội ngũ, thì điều kiện đủ là bản lĩnh dám làm, dám chịu. FECON đang thực hiện kế hoạch xây dựng đội ngũ đến năm 2015, song song với việc chuẩn bị năng lực về tài chính, công nghệ. Viện Nền móng công trình FECON ra đời cách đây 3 năm có phải là một trong những bước chuẩn bị? Khi quyết định thành lập Viện, với gần 50 chuyên gia là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đầu ngành, chúng tôi muốn tập trung hơn vào nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân sự. Viện cũng sẽ giúp FECON trong vấn đề hợp tác quốc tế, lựa chọn công nghệ tối ưu với điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên của nước ta. Cởi mở với nhà đầu tư Chi mạnh cho đầu tư, hẳn anh phải tính đến những giải pháp huy động vốn? Chắc chắn rồi. Hiện nay, nhiều đơn vị thuộc FECON đang hoạt động theo hình thức liên doanh, liên kết, chia sẻ quyền lợi. Trong từng dự án nhỏ, FECON triển khai theo dạng liên danh, đây là cách gọi vốn và huy động năng lực bên ngoài khá hiệu quả. Nhưng lâu dài hơn, nhất là khi FECON tiến mạnh hơn vào lĩnh vực công trình ngầm, để đảm bảo năng lực thực hiện các dự án lớn, mua sắm các công nghệ hiện đại, chúng tôi cần tăng vốn lên rất nhiều. Lên sàn có phải là bước tính mở rộng kênh gọi vốn? Đó cũng là một lý do. Chúng tôi hy vọng, nhà đầu tư sẽ biết đến chúng tôi nhiều hơn và tham gia. Anh xác định cởi mở ở mức nào đối với các nhà đầu tư? Tôi không nghĩ mình sẽ có giới hạn mức độ cởi mở. Nhà đầu tư có thể tham gia góp vốn và cũng có thể tham gia quản trị tại FECON. Anh có lo, khi FECON phát triển đến một mức độ nào đó, vị trí của anh ở Công ty có thể sẽ không được như bây giờ? Tôi không lo nghĩ về điều đó. Tôi luôn cho rằng, mình đang thực hiện sứ mệnh mà cổ đông và cán bộ, nhân viên giao phó. Khi mọi người còn tin tưởng giao nhiệm vụ thì mình còn phải làm, phải cống hiến. Đến một ngày nào đó, mọi người không còn cần tôi nữa, có nghĩa là năng lực của tôi đã chạm giới hạn. Người học kỹ thuật ra làm quản lý như anh thì có khó khăn nhiều không? Khó khăn nhiều chứ. Nhưng bù lại, kiến thức kỹ thuật giúp tôi tự tin trong việc đưa ra quyết định và trong giao tiếp với đối tác, khách hàng về những vấn đề chuyên môn. Anh quản lý theo kiểu giao hẳn hay vẫn muốn nắm hết? Những việc có thể giao hẳn thì tôi giao. Những việc có mứa độ quan trọng, có liên quan đến uy tín và tài sản lớn của Công ty, tôi phải biết rõ để có thể kiểm soát và điều hành kịp thời. Hạnh phúc khi cộng sự thành công Vì sao đa phần khách hàng của FECON là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công trình sử dụng vốn ODA? Thực hiện những công trình của các đơn vị này giúp chúng tôi có nhiều kinh nghiệm và quan trọng là khả năng thanh toán của họ đảm bảo dòng tiền luôn tốt. Với tôi, doanh thu và lợi nhuận tăng sẽ không có ý nghĩa gì nếu không thu hồi được tiền. Có khi nào vì cẩn thận quá mà anh bỏ qua cơ hội? Cơ hội đến mình phải chớp. Tuy nhiên, tôi luôn thận trọng với những cơ hội hứa hẹn quá nhiều lợi nhuận, vì tôi biết, đi cùng lợi nhuận cao là rủi ro cao. FECON không muốn có rủi ro cao. Với 8 năm ở cương vị lãnh đạo, anh nghiệm ra điều gì là tâm đắc nhất? Làm gì cũng cần tâm huyết và có cái nhìn dài hạn. Anh đã phải vất vả và sẽ còn vất vả với vai trò lãnh đạo của mình. Điều mà anh nhận được là gì?
 Chắc ai cũng vậy, làm lãnh đạo phải hy sinh nhiều thứ. Nhưng khi doanh nghiệp đạt được những thành quả cụ thể, nhìn thấy đồng đội vui sướng, tôi cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Đối với tôi, đó là phần thưởng lớn lao nhất và cũng là động lực để tôi tiếp tục cống hiến.
Nguồn: Báo Đầu tư

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *